Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
123728

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024

Ngày 04/10/2023 09:40:39

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ XUÂN THỊNH

HTXDVNN

Số:    17    /BT-TTDVNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Xuân Thịnh, ngày 04 tháng10 năm 2023

 

BẢN TIN

 
   


Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024

 

Do ảnh hưởng của mưa lớn từ ngày 25-28/9/2023 trên địa bàn đã gây ra mưa to, rất to với tổng lượng đo được phổ biến từ 284-334mm, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ Đông năm 2023-2024, nhất là các cây trồng ưa ấm như ngô, đậu tương, ớt, cà chua, dưa chuột... Để đảm bảo tiến độ gieo trồng cây vụ Đông năm 2023-2024 trong khung thời vụ, tiến độ và kế hoạch đề ra; đồng thời tiến hành chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời sau mưa lớn. HTX DVNN xã Xuân Thịnh khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1.     Công tác chăm sóc

-   Đối với các cây trồng ưa ấm:

+ Khẩn trương tiêu kiệt nước mặt ruộng, sau khi nước rút tiến hành vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm sinh học,... cho cây trồng phục hồi nhanh đồng thời tiến hành chắm dặm đảm bảo mật độ gieo trồng; khi đất khô ráo thực hiện xới xáo, phá váng, vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân dễ tiêu, NPK,...; phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh huyết dụ trên ngô, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ trên bí, ớt, dưa chuột, hành tỏi, cà chua,..

+ Tiếp tục trồng ngô dày, ngô nếp, ớt xuất khẩu, cà chua, dưa chuột, bầu bí... kết thúc gieo trồng xong trước mùng 10/10 (Cây ngô tiếp xúc với đất càng sớm càng tốt, đất ướt hạn chế gieo hạt trực tiếp nên làm ngô bầu, ngô bánh, mạ ngô), đồng thời tiếp tục trồng các loại cây rau màu khác để đảm bảo diện tích, kế hoạch đã giao.

-   Đối với các cây trồng ưa lạnh:

+ Khoai tây, rau đậu các loại thời vụ trồng trước 15/11/2023, tốt nhất tập trung trong tháng 10/2023, .


 

+ Đối với cây rau màu các loại như: Su hào, súp lơ, bắp cải, cải các loại,... thời vụ gieo trồng từ nay đến 25/11.

+ Đối với cây có giá trị kinh tế cao như: hoa Ly, hoa Cúc, hoa Lay ơn... thời vụ gieo trồng từ nay đến 30/11.

Lưu ý: Đối với diện tích bị ngập úng, sau khi rút cạn nước có thể phun một số loại thuốc kích thích qua lá như: Pisomix PTS9, đầu trâu MK501, 5 chim én Polyfeed... nhằm tăng khả năng phục hồi, kích thích ra rễ.

2. Công tác phòng trừ sâu bệnh

Qua kiểm tra thăm đồng, hiện nay trên các loại cây trồng vụ Đông năm 2023-2024 đang xuất hiện một số đối tượng sâu, bệnh hại như:

-   Bệnh huyết dụ ngô: Hiện tượng này thường xảy ra ở thời kỳ cây con vào đầu vụ ngô đông, trên những ruộng ngô được trồng nhiều năm, nhiều vụ, trên các loại đất xấu, đất bạc màu, nghèo chất hữu cơ, nghèo lân, đất trũng, khó thoát nước; nhất là qua các đợt ảnh hưởng của mưa bão đất quá ẩm, rễ bị bó, các rễ kém phát triển nên không hấp thụ được lân dễ tiêu trong đất, dẫn đến cây ngô sinh trưởng, phát triển chậm, còi cọc, cây nhỏ, đầu tiên xuất ở hiện lá và thân màu đỏ tím, tiếp theo là gốc ngô sẽ tím đen.

+ Biện pháp khắc phục: Bón bổ sung các loại phân có hàm lượng lân dễ tiêu hoặc các loại phân NPK có chứa hàm hượng lân cao. Bà con dùng 5-7 kg lân Supe/sào hòa với nước tưới vào gốc, hoặc kết hợp ngâm với nước phân chuồng hoai để tưới, hoặc kết hợp phun phân bón qua lá như 5 chim én Polyfeed, phân bón lá đầu trâu, Pisomix Y105, Y25,... để khắc phục hiện tượng này và giúp cây ngô nhanh hồi phục, phát triển thuận lợi.

-   Sâu keo mùa thu: Để hạn chế sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô bà con cần thực hiện một số biện pháp như sau:

+ Làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng trồng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy; nếu mật độ sâu keo mùa thu từ 2 con/m2 trở lên thì tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Indoxacarb, Emamectin...Khi phun cần dùng vòi chụp vào ngọn của cây ngô thì hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn.

-    Bệnh chết cây con (lỡ cổ rễ), bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh đốm mắt cua ở ớt, cà chua, dưa chuột, bầu bí: Đây là các loại bệnh do nấm gây ra, bà con cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm đặc biệt là sau các đợt mưa giông, sương muối. Khi phát hiện bệnh cần tiến hành sử dụng thuốc BVTV bằng các loại thuốc có chưa hoạt chất sau: Azoxystrobin, Mancozeb

- Bệnh héo xanh (héo tươi): Do vi khuẩn gây hại, bà con cần kiểm tra, phát hiện và nhổ bỏ tiêu hủy những cây bị bệnh, rắc vôi bột để tránh lây lan. Khi phát hiện bệnh cần tiến hành sử dụng thuốc BVTV bằng các loại thuốc có chưa hoạt chất sau: Kasugamycin, Ningnamycin


 

Ngoài các đối tượng trên, bà con cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các loại sâu, bệnh khác như: Chuột hại, rệp, bọ nhảy... gây hại.

Lưu ý: Khi phun thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn trên vỏ bao bì của nhà sản xuất.

Trên đây là những biện pháp chăm sóc và phòng  trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024; đề nghị Đài truyền thanh xã, các ông trưởng thôn căn cứ vào tình hình thực tế để tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân sản xuất vụ Đông năm 2023 – 2024 đạt hiệu quả cao nhất./.

 

               Nơi nhận:                                                                    GĐ HTXDVNN

-   UBND xã ( b/c);

-   Đài TT ( TT);

-   Các thôn (t/hiện);

-   Lưu VPHTX.

 

Lê Hùng Dũng

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024

Đăng lúc: 04/10/2023 09:40:39 (GMT+7)

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

XÃ XUÂN THỊNH

HTXDVNN

Số:    17    /BT-TTDVNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Xuân Thịnh, ngày 04 tháng10 năm 2023

 

BẢN TIN

 
   


Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024

 

Do ảnh hưởng của mưa lớn từ ngày 25-28/9/2023 trên địa bàn đã gây ra mưa to, rất to với tổng lượng đo được phổ biến từ 284-334mm, đã làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ Đông năm 2023-2024, nhất là các cây trồng ưa ấm như ngô, đậu tương, ớt, cà chua, dưa chuột... Để đảm bảo tiến độ gieo trồng cây vụ Đông năm 2023-2024 trong khung thời vụ, tiến độ và kế hoạch đề ra; đồng thời tiến hành chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh kịp thời sau mưa lớn. HTX DVNN xã Xuân Thịnh khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật như sau:

1.     Công tác chăm sóc

-   Đối với các cây trồng ưa ấm:

+ Khẩn trương tiêu kiệt nước mặt ruộng, sau khi nước rút tiến hành vệ sinh đồng ruộng, phun phân bón lá, các chế phẩm sinh học,... cho cây trồng phục hồi nhanh đồng thời tiến hành chắm dặm đảm bảo mật độ gieo trồng; khi đất khô ráo thực hiện xới xáo, phá váng, vun gốc kịp thời để tạo độ thoáng cho đất tránh bị nghẹt rễ và kết hợp bón bổ sung phân lân dễ tiêu, NPK,...; phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh huyết dụ trên ngô, bệnh héo xanh vi khuẩn, lở cổ rễ trên bí, ớt, dưa chuột, hành tỏi, cà chua,..

+ Tiếp tục trồng ngô dày, ngô nếp, ớt xuất khẩu, cà chua, dưa chuột, bầu bí... kết thúc gieo trồng xong trước mùng 10/10 (Cây ngô tiếp xúc với đất càng sớm càng tốt, đất ướt hạn chế gieo hạt trực tiếp nên làm ngô bầu, ngô bánh, mạ ngô), đồng thời tiếp tục trồng các loại cây rau màu khác để đảm bảo diện tích, kế hoạch đã giao.

-   Đối với các cây trồng ưa lạnh:

+ Khoai tây, rau đậu các loại thời vụ trồng trước 15/11/2023, tốt nhất tập trung trong tháng 10/2023, .


 

+ Đối với cây rau màu các loại như: Su hào, súp lơ, bắp cải, cải các loại,... thời vụ gieo trồng từ nay đến 25/11.

+ Đối với cây có giá trị kinh tế cao như: hoa Ly, hoa Cúc, hoa Lay ơn... thời vụ gieo trồng từ nay đến 30/11.

Lưu ý: Đối với diện tích bị ngập úng, sau khi rút cạn nước có thể phun một số loại thuốc kích thích qua lá như: Pisomix PTS9, đầu trâu MK501, 5 chim én Polyfeed... nhằm tăng khả năng phục hồi, kích thích ra rễ.

2. Công tác phòng trừ sâu bệnh

Qua kiểm tra thăm đồng, hiện nay trên các loại cây trồng vụ Đông năm 2023-2024 đang xuất hiện một số đối tượng sâu, bệnh hại như:

-   Bệnh huyết dụ ngô: Hiện tượng này thường xảy ra ở thời kỳ cây con vào đầu vụ ngô đông, trên những ruộng ngô được trồng nhiều năm, nhiều vụ, trên các loại đất xấu, đất bạc màu, nghèo chất hữu cơ, nghèo lân, đất trũng, khó thoát nước; nhất là qua các đợt ảnh hưởng của mưa bão đất quá ẩm, rễ bị bó, các rễ kém phát triển nên không hấp thụ được lân dễ tiêu trong đất, dẫn đến cây ngô sinh trưởng, phát triển chậm, còi cọc, cây nhỏ, đầu tiên xuất ở hiện lá và thân màu đỏ tím, tiếp theo là gốc ngô sẽ tím đen.

+ Biện pháp khắc phục: Bón bổ sung các loại phân có hàm lượng lân dễ tiêu hoặc các loại phân NPK có chứa hàm hượng lân cao. Bà con dùng 5-7 kg lân Supe/sào hòa với nước tưới vào gốc, hoặc kết hợp ngâm với nước phân chuồng hoai để tưới, hoặc kết hợp phun phân bón qua lá như 5 chim én Polyfeed, phân bón lá đầu trâu, Pisomix Y105, Y25,... để khắc phục hiện tượng này và giúp cây ngô nhanh hồi phục, phát triển thuận lợi.

-   Sâu keo mùa thu: Để hạn chế sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô bà con cần thực hiện một số biện pháp như sau:

+ Làm sạch cỏ dại xung quanh ruộng trồng ngô để hạn chế nơi trú ẩn của sâu.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt ở giai đoạn ngô 3-6 lá để phát hiện ổ trứng, ngắt tiêu hủy; nếu mật độ sâu keo mùa thu từ 2 con/m2 trở lên thì tiến hành phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV có hoạt chất Indoxacarb, Emamectin...Khi phun cần dùng vòi chụp vào ngọn của cây ngô thì hiệu quả phòng trừ sẽ cao hơn.

-    Bệnh chết cây con (lỡ cổ rễ), bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh đốm mắt cua ở ớt, cà chua, dưa chuột, bầu bí: Đây là các loại bệnh do nấm gây ra, bà con cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm đặc biệt là sau các đợt mưa giông, sương muối. Khi phát hiện bệnh cần tiến hành sử dụng thuốc BVTV bằng các loại thuốc có chưa hoạt chất sau: Azoxystrobin, Mancozeb

- Bệnh héo xanh (héo tươi): Do vi khuẩn gây hại, bà con cần kiểm tra, phát hiện và nhổ bỏ tiêu hủy những cây bị bệnh, rắc vôi bột để tránh lây lan. Khi phát hiện bệnh cần tiến hành sử dụng thuốc BVTV bằng các loại thuốc có chưa hoạt chất sau: Kasugamycin, Ningnamycin


 

Ngoài các đối tượng trên, bà con cần tăng cường kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các loại sâu, bệnh khác như: Chuột hại, rệp, bọ nhảy... gây hại.

Lưu ý: Khi phun thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và theo hướng dẫn trên vỏ bao bì của nhà sản xuất.

Trên đây là những biện pháp chăm sóc và phòng  trừ sâu bệnh sau mưa lớn vụ Đông năm 2023– 2024; đề nghị Đài truyền thanh xã, các ông trưởng thôn căn cứ vào tình hình thực tế để tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân sản xuất vụ Đông năm 2023 – 2024 đạt hiệu quả cao nhất./.

 

               Nơi nhận:                                                                    GĐ HTXDVNN

-   UBND xã ( b/c);

-   Đài TT ( TT);

-   Các thôn (t/hiện);

-   Lưu VPHTX.

 

Lê Hùng Dũng