Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
123728

TRANG TIN HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Ngày 02/03/2020 00:00:00

Thưa quý vị và Bà con hôm nay TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ XUÂN THỊNH chuyển tới bà con nhân dân mục hỏi đáp và trả lời về an toàn vệ sinh thực phẩm của cục vệ sinh an toàn thực phẩm

  Thưa quý vị và Bà con hôm nay  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ XUÂN THỊNH chuyển tới bà con nhân dân mục hỏi đáp và trả lời về an toàn vệ sinh thực phẩm của cục vệ sinh an toàn thực phẩm .

Hỏi:

Hiện nay có một số loại thực phẩm bị phát hiện sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Xin hỏi quý Cục, quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào?

Trả lời:

Điều 6 của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:
1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng. 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại. 7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 2 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này.

Hỏi:

Điều kiện nào để được phân phối thực phẩm chức năng cho các khách hàng cá nhân? Các thẩm mỹ viện, phòng khám thẩm mỹ, spa có được dán ảnh poster quảng cáo và bán thực phẩm chức năng tại cơ sở của mình hay không?

Trả lời:

Về vấn đề này, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) trả lời như sau:

Đểđược phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu, cơ sở cần có các điều kiện sau:

- Cơsởcógiấyđăng kýkinh doanh cóngành nghềkinh doanh thực phẩm.

- Cơsởcógiấy chứng nhận cơsở đủđiều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tưsố26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.

- Sản phẩm thực phẩm chức năng phảiđược cấp Giấy xác nhận công bốphùhợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghịđịnh số38/2012/NĐ-CPngày 25/4/2012 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một sốđiều củaLuật An toàn thực phẩm.

- Các lôhàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơquan Nhànước cóthẩm quyền vàđược cấp Thông báolô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).

Đối với việc dán poster quảng cáo tại cơ sở: Cơ sở phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định (theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật liên quan đến quảng cáo như:Luật quảng cáongày 21/6/2012; Nghị định số181/2013/NĐ-CPngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số158/2013/NĐ-CPngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo).

Hỏi:

Theo Luật An toàn thực phẩm, nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về thành phần chất độc hại có trong thực phẩm quá mức cho phép, có thể gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người thì mức xử phạt sẽ như thế nào?

Trả lời:

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm cóchứa chất độc hại hoặc nhiễm chấtđộc, tác nhân gây ônhiễm vượt quá giới hạn cho phép là hành vi bị cấm theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm.

Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm hành vì nói trênsẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 20.000.000 đ đến 40.000.000 đồng. Trường hợp áp dụng mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức tiền phạt sẽ được áp dụng bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm, tối đa là 100.000.000 đồng kèm theo buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm.

Trong trường hợp tái phạm, ngoài hình thức phạt tiền nhưđã nêu, cơsởvi phạm còn bịxửphạt bổsung bằng hình thức: Tước quyền sửdụng giấy chứng nhận cơsởđủđiều kiện an toàn thực phẩm từ 9 tháng đến 12 tháng.

Nếu thực phẩm cóchứa chấtđộc hạiđó gây hậu quả nghiêm trọng (tổn hại sức khỏe hoặc tử vong) thì cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hỏi:

Hành vi nào bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm?

Trả lời:

Các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm được quy định tạiMục 3 Điều 5của Luật An toàn thực phẩm và cụ thể hóa tạiĐiều 3của Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012, cụ thể như sau:

1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư.

2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư.

4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

Hỏi:

Thông tư số 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế không có danh mục chất tạo hương trong thực phẩm, vậy chất tạo hương trong thực phẩm được sử dụng theo quy định nào?

Trả lời:

Thông tư 27/2012/TT-BYT chỉ thay thế các quy định liên quan đến phụ gia thực phẩm được quy định tại Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 (Điều 10- Thông tư 27/2012/TT-BYT). Do đó, việc sử dụng chất tạo hương trong thực phẩm hiện nay vẫn thực hiện theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT.

06/03/2013

Hỏi:

Đối với phụ gia thực phẩm đã được cấp chứng nhận trước ngày Thông tư 27/2012/TT-BYT có hiệu lực thì có được tiếp tục sử dụng nữa hay không?

Trả lời:

Đối với phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm trước ngày Thông tư Thông tư 27/2012/TT-BYT có hiệu lực sẽ tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trong Giấy chứng nhận (quy định tạiĐiều 7của Thông tư 27/2012/TT-BYT).

Hỏi:

Xin Cục ATTP cho tôi biết nguyên tắc trong sử dụng phụ gia thực phẩm?

Trả lời:

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm cần tuân thủ đúng những nguyên tắc trong Thông tư số 27/2012/TT-BYT cụ thể:

1. Chỉ sử dụng các phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện theo Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 hoặc phụ gia thực phẩm đã được Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm còn hiệu lực.

2. Việc sử dụng phụ gia phải: đúng đối tượng, đúng mục đích theo chức năng và đúng hàm lượng quy định đối với chất phụ gia.

Hỏi:

Người tiêu dùng có quyền được yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cung cấp thông tin về sản phẩm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không?

Trả lời:

Có, vì theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật ATTP quy định người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.

Thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về ATTP?

Cục An toàn thực phẩm trả lời

Theo Điều 11 Luật ATTP quy định thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật ATTP, cụ thể như sau:

- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

+ Quy định về bảo quản thực phẩm.

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật ATTP.

3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Hỏi:

Những điều kiện nào để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm?

Trả lời:

Tại Điều 19 Luật ATTP quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trên đây là một số câu hỏi và trả lời của cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban biên tập sẽ tiếp tục cập nhập để chuyển tới quý vị và bà coN nhân dân trong xã

 

TRANG TIN HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Đăng lúc: 02/03/2020 00:00:00 (GMT+7)

Thưa quý vị và Bà con hôm nay TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ XUÂN THỊNH chuyển tới bà con nhân dân mục hỏi đáp và trả lời về an toàn vệ sinh thực phẩm của cục vệ sinh an toàn thực phẩm

  Thưa quý vị và Bà con hôm nay  TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ XUÂN THỊNH chuyển tới bà con nhân dân mục hỏi đáp và trả lời về an toàn vệ sinh thực phẩm của cục vệ sinh an toàn thực phẩm .

Hỏi:

Hiện nay có một số loại thực phẩm bị phát hiện sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vi phạm quy định về an toàn thực phẩm và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng. Xin hỏi quý Cục, quy định pháp luật về hình thức xử phạt vi phạm đối với các hành vi này như thế nào?

Trả lời:

Điều 6 của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thì mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm như sau:
1.Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng. 4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng. 5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại. 7. Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại Khoản 6 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 2 tháng đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 3 tháng đến 6 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 6 điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này.

Hỏi:

Điều kiện nào để được phân phối thực phẩm chức năng cho các khách hàng cá nhân? Các thẩm mỹ viện, phòng khám thẩm mỹ, spa có được dán ảnh poster quảng cáo và bán thực phẩm chức năng tại cơ sở của mình hay không?

Trả lời:

Về vấn đề này, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) trả lời như sau:

Đểđược phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu, cơ sở cần có các điều kiện sau:

- Cơsởcógiấyđăng kýkinh doanh cóngành nghềkinh doanh thực phẩm.

- Cơsởcógiấy chứng nhận cơsở đủđiều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tưsố26/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế.

- Sản phẩm thực phẩm chức năng phảiđược cấp Giấy xác nhận công bốphùhợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghịđịnh số38/2012/NĐ-CPngày 25/4/2012 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một sốđiều củaLuật An toàn thực phẩm.

- Các lôhàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơquan Nhànước cóthẩm quyền vàđược cấp Thông báolô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).

Đối với việc dán poster quảng cáo tại cơ sở: Cơ sở phải xin phép thẩm định nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng của cơ quan Y tế và chỉ được phép quảng cáo đúng với nội dung đã được thẩm định (theo Thông tư số 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật liên quan đến quảng cáo như:Luật quảng cáongày 21/6/2012; Nghị định số181/2013/NĐ-CPngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định số158/2013/NĐ-CPngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo).

Hỏi:

Theo Luật An toàn thực phẩm, nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm về thành phần chất độc hại có trong thực phẩm quá mức cho phép, có thể gây tổn hại đến sức khỏe, thậm chí tính mạng con người thì mức xử phạt sẽ như thế nào?

Trả lời:

Sản xuất, kinh doanh thực phẩm cóchứa chất độc hại hoặc nhiễm chấtđộc, tác nhân gây ônhiễm vượt quá giới hạn cho phép là hành vi bị cấm theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 5 Luật An toàn thực phẩm.

Tổchức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm hành vì nói trênsẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 20.000.000 đ đến 40.000.000 đồng. Trường hợp áp dụng mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng mà vẫn còn thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức tiền phạt sẽ được áp dụng bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm, tối đa là 100.000.000 đồng kèm theo buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm.

Trong trường hợp tái phạm, ngoài hình thức phạt tiền nhưđã nêu, cơsởvi phạm còn bịxửphạt bổsung bằng hình thức: Tước quyền sửdụng giấy chứng nhận cơsởđủđiều kiện an toàn thực phẩm từ 9 tháng đến 12 tháng.

Nếu thực phẩm cóchứa chấtđộc hạiđó gây hậu quả nghiêm trọng (tổn hại sức khỏe hoặc tử vong) thì cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hỏi:

Hành vi nào bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm?

Trả lời:

Các hành vi bị cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm được quy định tạiMục 3 Điều 5của Luật An toàn thực phẩm và cụ thể hóa tạiĐiều 3của Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012, cụ thể như sau:

1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư.

2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư.

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư.

4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

Hỏi:

Thông tư số 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế không có danh mục chất tạo hương trong thực phẩm, vậy chất tạo hương trong thực phẩm được sử dụng theo quy định nào?

Trả lời:

Thông tư 27/2012/TT-BYT chỉ thay thế các quy định liên quan đến phụ gia thực phẩm được quy định tại Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2001 (Điều 10- Thông tư 27/2012/TT-BYT). Do đó, việc sử dụng chất tạo hương trong thực phẩm hiện nay vẫn thực hiện theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT.

06/03/2013

Hỏi:

Đối với phụ gia thực phẩm đã được cấp chứng nhận trước ngày Thông tư 27/2012/TT-BYT có hiệu lực thì có được tiếp tục sử dụng nữa hay không?

Trả lời:

Đối với phụ gia thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm trước ngày Thông tư Thông tư 27/2012/TT-BYT có hiệu lực sẽ tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn hiệu lực được ghi trong Giấy chứng nhận (quy định tạiĐiều 7của Thông tư 27/2012/TT-BYT).

Hỏi:

Xin Cục ATTP cho tôi biết nguyên tắc trong sử dụng phụ gia thực phẩm?

Trả lời:

Việc sử dụng phụ gia thực phẩm cần tuân thủ đúng những nguyên tắc trong Thông tư số 27/2012/TT-BYT cụ thể:

1. Chỉ sử dụng các phụ gia thực phẩm đã được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm thực hiện theo Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 hoặc phụ gia thực phẩm đã được Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm còn hiệu lực.

2. Việc sử dụng phụ gia phải: đúng đối tượng, đúng mục đích theo chức năng và đúng hàm lượng quy định đối với chất phụ gia.

Hỏi:

Người tiêu dùng có quyền được yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cung cấp thông tin về sản phẩm thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không?

Trả lời:

Có, vì theo điểm a khoản 1 Điều 9 Luật ATTP quy định người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm.

Thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện nào về ATTP?

Cục An toàn thực phẩm trả lời

Theo Điều 11 Luật ATTP quy định thực phẩm tươi sống phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật ATTP, cụ thể như sau:

- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

- Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định trên, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

+ Quy định về bảo quản thực phẩm.

2. Bảo đảm truy xuất được nguồn gốc theo quy định tại Điều 54 của Luật ATTP.

3. Có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y.

Hỏi:

Những điều kiện nào để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm?

Trả lời:

Tại Điều 19 Luật ATTP quy định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Trên đây là một số câu hỏi và trả lời của cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban biên tập sẽ tiếp tục cập nhập để chuyển tới quý vị và bà coN nhân dân trong xã