Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
123728

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại lúa sau cấy vụ Thu, Mùa năm 2023

Ngày 07/06/2023 00:00:00

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại lúa sau cấy vụ Thu, Mùa năm 2023

 Hiện nay, trên địa bàn toàn xã đã gieo cấy được trên 90,1% tổng diện tích, hầu hết những diện tích cấy trà Mùa sớm và mùa chính cây lúa đã bước sang giai đoạn đẻ nhánh. Tình hình thời tiết những ngày qua nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, kèm theo đó là thời vụ Thu, Mùa khẩn trương nên công tác làm đất không được làm dầm, phơi ải kỹ, gốc rạ chưa được phân hủy dẫn đến một số diện tích sau khi gieo cấy đã xuất hiện hiện tượng ngộ độc hữu cơ; mặt khác thời gian giáp gianh giữa vụ Chiêm xuân và Vụ Thu, Mùa rất gần nhau tạo điều kiện cho một số đối tượng sâu, bệnh gối lứa gây hại. Để bảo vệ an toàn cho sản xuất vụ Thu, Mùa 2023; giảm thất thiệt do thời tiết và sâu bệnh gây ra. HTXDVNN xã Xuân Thịnh khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật cụ thể sau:
               1. Biện pháp chăm sóc:
- Hiện nay cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Bà con đã bón lót lần 1, kết hợp làm cỏ sục bùn để phân tan đều cho lúa dễ hấp thu, đẻ nhánh nhanh, đẻ tập trung và nhiều nhánh hữu hiệu.
-Bà con cần giữ mực nước từ 2-3 cm sau cấy để lúa bén rễ hồi xanh nhanh. Phát hiện sớm các đối tượng sâu, bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đồng thời lưu ý các đối tượng sâu bệnh xuất hiện.
2.Tình hình sâu bệnh hại:
Bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện các đối tượng sâu, bệnh gây hại cần phòng trừ kịp thời, hiệu quả, (không phun thuốc BVTV tràn lan, để tránh gây bùng phát sâu cuốn lá nhỏ và rầy cuối vụ) cụ thể:
+ Ốc bưu vàng: gây hại cục bộ chủ yếu ở vùng đất trũng, ruộng ven các kênh tưới, kênh tiêu, bà con cần tiêu diệt bằng các biện pháp thủ công như thu gom làm thức ăn cho gia cầm hoặc tiêu diệt bằng các loại thuốc hóa học như: ONCY 80WP, CLODAN super 700WP, ... để phun trừ.
 
+ Bệnh nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ): Nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh, trước tiên cần rút thay nước khử chua, bón bổ sung từ 15-25 kg vôi bột kết hợp sục bùn sau 2-3 ngày hoặc bón lân super với lượng từ 15-20 kg/sào kết hợp phun các chế phẩm phân bón qua lá có hàm lượng lân, kali cao như: Pisomic Y105 + Y15 hoặc polyfeed 5 chim én, ...để kích thích ra rễ, ra lá mới và cứng cây. Sau khi khắc phục được bệnh, cây lúa đã ra lá mới thì tiến hành chăm sóc bình thường (không nên bón đạm khi cây lúa chưa có lá mới).
 
 
 
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay sâu cuốn lá nhỏ đang ở tuổi 1-2, bà con cần thăm đồng thường xuyên, nếu mật độ từ 50 con/m2 trở lên thì phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Clever 50EC, 300WG, Blugent 75SC...
Ngoài các đối tượng dịch hại như trên còn có các đối tượng khác như: sâu đục thân, ròi đục nõn, châu chấu, rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột hại... đề nghị bà con cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng, phát hiện sớm để phòng trừ đạt hiệu quả cao.
 
Lưu ý: Khi phun thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.
 
Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa sau cấy vụ Thu, Mùa năm 2023. Đề nghị các thôn căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao nhất./.
Nguồn tin: GĐ
 HTX DV NN

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại lúa sau cấy vụ Thu, Mùa năm 2023

Đăng lúc: 07/06/2023 00:00:00 (GMT+7)

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại lúa sau cấy vụ Thu, Mùa năm 2023

 Hiện nay, trên địa bàn toàn xã đã gieo cấy được trên 90,1% tổng diện tích, hầu hết những diện tích cấy trà Mùa sớm và mùa chính cây lúa đã bước sang giai đoạn đẻ nhánh. Tình hình thời tiết những ngày qua nắng nóng kéo dài không thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúa, kèm theo đó là thời vụ Thu, Mùa khẩn trương nên công tác làm đất không được làm dầm, phơi ải kỹ, gốc rạ chưa được phân hủy dẫn đến một số diện tích sau khi gieo cấy đã xuất hiện hiện tượng ngộ độc hữu cơ; mặt khác thời gian giáp gianh giữa vụ Chiêm xuân và Vụ Thu, Mùa rất gần nhau tạo điều kiện cho một số đối tượng sâu, bệnh gối lứa gây hại. Để bảo vệ an toàn cho sản xuất vụ Thu, Mùa 2023; giảm thất thiệt do thời tiết và sâu bệnh gây ra. HTXDVNN xã Xuân Thịnh khuyến cáo một số biện pháp kỹ thuật cụ thể sau:
               1. Biện pháp chăm sóc:
- Hiện nay cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Bà con đã bón lót lần 1, kết hợp làm cỏ sục bùn để phân tan đều cho lúa dễ hấp thu, đẻ nhánh nhanh, đẻ tập trung và nhiều nhánh hữu hiệu.
-Bà con cần giữ mực nước từ 2-3 cm sau cấy để lúa bén rễ hồi xanh nhanh. Phát hiện sớm các đối tượng sâu, bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, đồng thời lưu ý các đối tượng sâu bệnh xuất hiện.
2.Tình hình sâu bệnh hại:
Bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, khi phát hiện các đối tượng sâu, bệnh gây hại cần phòng trừ kịp thời, hiệu quả, (không phun thuốc BVTV tràn lan, để tránh gây bùng phát sâu cuốn lá nhỏ và rầy cuối vụ) cụ thể:
+ Ốc bưu vàng: gây hại cục bộ chủ yếu ở vùng đất trũng, ruộng ven các kênh tưới, kênh tiêu, bà con cần tiêu diệt bằng các biện pháp thủ công như thu gom làm thức ăn cho gia cầm hoặc tiêu diệt bằng các loại thuốc hóa học như: ONCY 80WP, CLODAN super 700WP, ... để phun trừ.
 
+ Bệnh nghẹt rễ (ngộ độc hữu cơ): Nếu phát hiện ruộng lúa bị bệnh, trước tiên cần rút thay nước khử chua, bón bổ sung từ 15-25 kg vôi bột kết hợp sục bùn sau 2-3 ngày hoặc bón lân super với lượng từ 15-20 kg/sào kết hợp phun các chế phẩm phân bón qua lá có hàm lượng lân, kali cao như: Pisomic Y105 + Y15 hoặc polyfeed 5 chim én, ...để kích thích ra rễ, ra lá mới và cứng cây. Sau khi khắc phục được bệnh, cây lúa đã ra lá mới thì tiến hành chăm sóc bình thường (không nên bón đạm khi cây lúa chưa có lá mới).
 
 
 
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay sâu cuốn lá nhỏ đang ở tuổi 1-2, bà con cần thăm đồng thường xuyên, nếu mật độ từ 50 con/m2 trở lên thì phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Clever 50EC, 300WG, Blugent 75SC...
Ngoài các đối tượng dịch hại như trên còn có các đối tượng khác như: sâu đục thân, ròi đục nõn, châu chấu, rầy nâu, rầy lưng trắng, chuột hại... đề nghị bà con cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng, phát hiện sớm để phòng trừ đạt hiệu quả cao.
 
Lưu ý: Khi phun thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.
 
Trên đây là một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa sau cấy vụ Thu, Mùa năm 2023. Đề nghị các thôn căn cứ vào tình hình thực tế để chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân sản xuất đạt hiệu quả cao nhất./.
Nguồn tin: GĐ
 HTX DV NN