Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
123728

BẢN TIN Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ

Ngày 23/10/2023 15:48:53

BẢN TIN Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ

 Trong thời gian qua trên địa bàn xã  có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến từ 284-334mm, gây hiện tượng ngập úng cục bộ ở một số điểm, nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan là rất cao. Để chủ động kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, UBND xã Xuân Thịnh hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp như sau:
 
1. Đối với chuồng trại:
-     Chủ động gia cố chuồng nuôi chắc chắn, tu sửa và chằng chống lại chuồng trại. Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có gió lớn. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước thải, khơi thông cống rãnh tránh ứ đọng nước trên nền chuồng dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu trú và pháttriển.
-   Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Đối với chất thải chăn nuôi phải thu gom và xử lý bằng biện pháp ủ vôi, biogas hoặc bằng chế phẩm sinh học,... Trường hợp xảy ra úng ngập phải di dời vật nuôi đến nơi cao, khô ráo và che chắn bằngbạt.
 
2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
 
-    Hạn chế chăn thả vật nuôi trong điều kiện thời tiết bất lợi mà chuẩn bị thức ăn, nước uống tại chuồng. Đối với lợn con và gia cầm non phải thắp bóng đèn sưởi đủ ấm, tránh mưa tạt, gió lùa. Bổ sung chất độn chuồng dày khoảng 8- 10 cm đối với gia cầm để giữấm.
-   Dự trữ đầy đủ thức ăn và nước uống cho gia súc, gia cầm: Dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây ngô đối với trâu, bò; dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với lợn, gia cầm. Thức ăn cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn đã bị nấm mốc. Luôn đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại vitamin, Bcomplex, men tiêu hóa và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho vậtnuôi.
 
3. Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
-   Khi nước rút đến đâu phải vệ sinh ngay đến đó, thực hiện vệ sinh cơ giới, khử trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng bằng vôi bột và hóa chất như Iodin, Cloramin B, Benkocid,... để tiêu diệt mầm bệnh và phun thuốc chống côn trùng để diệt ruồi, muỗi trước khi đưa vật nuôi trở lạichuồng.

2
 
-    Lưu ý phải vệ sinh bề mặt sạch sẽ và phun thuốc sát trùng ướt đẫm bề mặt, liều lượng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ phun khi thời tiết tạnh ráo, lúc trời mát mẻ và để khô trước khi thả gia súc, gia cầmvào.
-   Định kỳ 1-2 tuần phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồngnuôi.
 
4. Công tác thú y
-   Thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao dễ dẫn tới các bệnh như Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn châu Phi, Tai xanh, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò, bệnh ký sinh trùng phát triển; do đó phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gia súc, gia cầm, định kỳ tẩy giun sán, ký sinh trùng đường máu cho đàn vật nuôi.
-   Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịchbệnh.
-    Trường hợp có xác động vật chết phải thu gom và xử lý theo quy định. Người chăn nuôi hằng ngày phải theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi; khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh phải cách ly, theo dõi, điều trị. Nếu có gia súc, gia cầm ốm chết không được giết mổ, vận chuyển, buôn bán, vứt xác ra môi trường phải báo ngay cho thú y xã và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý tránh lây lan dịch bệnh ra ngoài môitrường.
Trên đây là một số hướng dẫn của UBND xã Xuân Thịnh về biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sau mưa lũ, đề nghị  đài truyền thanh xã, các thôn tăng cường tuyên truyền để nhân dân được biết và thực hiện có hiệu quả hướng dẫn trên./.

BẢN TIN Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ

Đăng lúc: 23/10/2023 15:48:53 (GMT+7)

BẢN TIN Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ

 Trong thời gian qua trên địa bàn xã  có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được phổ biến từ 284-334mm, gây hiện tượng ngập úng cục bộ ở một số điểm, nguy cơ dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan là rất cao. Để chủ động kiểm soát tốt các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, UBND xã Xuân Thịnh hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp như sau:
 
1. Đối với chuồng trại:
-     Chủ động gia cố chuồng nuôi chắc chắn, tu sửa và chằng chống lại chuồng trại. Mái chuồng cần gia cố để hạn chế tốc mái khi có gió lớn. Kiểm tra rèm che chắn đề phòng mưa tạt, gió lùa vào chuồng nuôi. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước thải, khơi thông cống rãnh tránh ứ đọng nước trên nền chuồng dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh lưu trú và pháttriển.
-   Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. Đối với chất thải chăn nuôi phải thu gom và xử lý bằng biện pháp ủ vôi, biogas hoặc bằng chế phẩm sinh học,... Trường hợp xảy ra úng ngập phải di dời vật nuôi đến nơi cao, khô ráo và che chắn bằngbạt.
 
2. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
 
-    Hạn chế chăn thả vật nuôi trong điều kiện thời tiết bất lợi mà chuẩn bị thức ăn, nước uống tại chuồng. Đối với lợn con và gia cầm non phải thắp bóng đèn sưởi đủ ấm, tránh mưa tạt, gió lùa. Bổ sung chất độn chuồng dày khoảng 8- 10 cm đối với gia cầm để giữấm.
-   Dự trữ đầy đủ thức ăn và nước uống cho gia súc, gia cầm: Dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây ngô đối với trâu, bò; dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với lợn, gia cầm. Thức ăn cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức ăn đã bị nấm mốc. Luôn đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại vitamin, Bcomplex, men tiêu hóa và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho vậtnuôi.
 
3. Công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
-   Khi nước rút đến đâu phải vệ sinh ngay đến đó, thực hiện vệ sinh cơ giới, khử trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng bằng vôi bột và hóa chất như Iodin, Cloramin B, Benkocid,... để tiêu diệt mầm bệnh và phun thuốc chống côn trùng để diệt ruồi, muỗi trước khi đưa vật nuôi trở lạichuồng.

2
 
-    Lưu ý phải vệ sinh bề mặt sạch sẽ và phun thuốc sát trùng ướt đẫm bề mặt, liều lượng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ phun khi thời tiết tạnh ráo, lúc trời mát mẻ và để khô trước khi thả gia súc, gia cầmvào.
-   Định kỳ 1-2 tuần phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồngnuôi.
 
4. Công tác thú y
-   Thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao dễ dẫn tới các bệnh như Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn châu Phi, Tai xanh, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục trâu bò, bệnh ký sinh trùng phát triển; do đó phải tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho gia súc, gia cầm, định kỳ tẩy giun sán, ký sinh trùng đường máu cho đàn vật nuôi.
-   Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, ngăn chặn mầm bệnh bên ngoài vào khu vực chăn nuôi để hạn chế phát sinh dịchbệnh.
-    Trường hợp có xác động vật chết phải thu gom và xử lý theo quy định. Người chăn nuôi hằng ngày phải theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi; khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh phải cách ly, theo dõi, điều trị. Nếu có gia súc, gia cầm ốm chết không được giết mổ, vận chuyển, buôn bán, vứt xác ra môi trường phải báo ngay cho thú y xã và chính quyền địa phương để được hướng dẫn các biện pháp xử lý tránh lây lan dịch bệnh ra ngoài môitrường.
Trên đây là một số hướng dẫn của UBND xã Xuân Thịnh về biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm sau mưa lũ, đề nghị  đài truyền thanh xã, các thôn tăng cường tuyên truyền để nhân dân được biết và thực hiện có hiệu quả hướng dẫn trên./.