Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
123728

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Thịnh ( 1954 2024) Tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Ngày 08/05/2024 00:00:00

Chi bộ Đảng xã Xuân Thịnh được thành lập ngày 15/91954, là sự kiện chính trị quan trọng, là dấu mốc mở đầu sự ra đời của Đảng bộ xã, trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và phong trào cách mạng ở địa phương.

 

ĐẢNG BỘ HUYỆN TRIỆU SƠN

ĐẢNG ỦY XÃ XUÂN THỊNH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Thịnh

( 1954 – 2024)

Tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

 

        Kính thưa toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân xã Xuân Thịnh.

Chi bộ Đảng xã Xuân Thịnh được thành lập ngày 15/91954, là sự kiện chính trị quan trọng, là dấu mốc mở đầu sự ra đời của Đảng bộ xã, trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và phong trào cách mạng ở địa phương.

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã là dịp để toàn thể Đảng bộ và Nhân dân cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang trong 70 năm qua; nhằm giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ xã trong cuộc đấu tranh, bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; khẳng định những thành tựu đã đạt được trong 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Thịnh. Đồng thời khơi dậy niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân về truyền thống lịch sử của đất nước, của quê hương. Từ đó động viên toàn Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Thịnh đoàn kết, đồng thuận, nâng cao ý thức và trách nhiệm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.

1.     Sự ra đời của tổ chức Đảng đầu tiên ở xã Xuân thịnh.  

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đưa nước ta trên trường thế giới lên một vị thế mới. Tuy nhiên, thực dân Pháp rút đi, đế quốc Mỹ lập tức nhảy vào thay thế, với tham vọng ngăn chặn không cho chủ nghĩa xã hội từ miền Bắc Việt Nam lan tràn xuống các nước Đông Nam Á. Chúng nhanh chóng dựng lên chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm, tìm cách phá hoại hiệp định Giơnevơ, không để hai miền tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới: miền Bắc quá độ tiến lên XHCN, xây dựng hậu phương vững chắc của cách mạng miền Nam,  miền Nam còn nằm dưới chế độ thống trị của Mỹ, ngụy tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước. Cùng với cả nước, nhân dân Xuân Thịnh bước vào giai đoạn cách mạng mới với bao khó khăn, thách thức.

Cũng như nhiều nơi khác trên địa bàn huyện Thọ Xuân (lúc bấy giờ), tình hình kinh tế, xã hội của Xuân Thịnh gặp muôn vàn khó khăn. Sau khi giành được độc lập, nhân dân chưa có điều kiện ổn định để phát triển sản xuất, thì nước ta lại bước ngay vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Trong điều kiện kinh tế thiếu thốn đủ bề chúng ta vẫn phải ưu tiên sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, có thời kỳ hầu như lực lượng lao động khỏe nhất của địa phương đều ra mặt trận, chỉ còn một số ít nam giới khoẻ mạnh ở nhà thì tham gia dân quân, tự vệ. Hòa bình lập lại, nhiều người đi dân công trở về địa phương lại bị ốm đau, nhất là sốt rét. Ruộng đất chủ yếu vẫn còn trong tay nhà giàu, đời sống nhân dân còn muôn vàn khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Chi bộ, chính quyền đã tập trung lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống.

Xuân Thịnh bước vào giai đoạn cách mạng mới bằng một sự kiện quan trọng, tháng 8 năm 1954, huyện Thọ Xuân có sự thay đổi về cơ cấu đơn vị xã, chia 22 xã thành 54 xã. Xã Thọ Lộc (cũ) được chia thành ba xã: Xuân Thịnh, Xuân Lộc và xã Thọ Lộc (nay thuộc huyện Thọ Xuân). Xã Xuân Thịnh có 8 làng gồm: Cốc Thượng, Cốc Tự, Oanh Cốc, Phú Thượng, Phú Trung, Phú Thịnh, Thái Khang, do  đồng chí Lê Thị Tứ  làm làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính xã. Từ đây tên xã Xuân Thịnh chính thức ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy Thọ Xuân, ngày 15 tháng 9 năm 1954, Chi bộ Xuân Thịnh chính thức được thành lập, đồng chí Lê Sỹ Sức làm Bí thư, đồng chí Lê Thị Tứ làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã. Chi bộ nhanh chóng bắt tay vào lãnh đạo nhân dân tiếp tục thực hiện công cuộc kháng chiến kiến quốc ở địa phương. Nhờ có sự chỉ đạo của Chi bộ, nhân dân Xuân Thịnh đã vượt qua nạn đói, cả xã không có ai bị chết đói. Tuy nhiên, lúc này trong các làng nạn dịch nảy sinh từ trận lụt vẫn chưa chấm dứt. Chi bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã tập trung làm tốt công tác vệ sinh môi trường và ngăn chặn nạn dịch. Vệ sinh viên các làng đến từng nhà hướng dẫn cho các gia đình cách giữ gìn vệ sinh, làm nhà vệ sinh để không để dịch bệnh lây lan. Sau một thời gian nạn dịch được dập tắt, nhân dân yên tâm sản xuất.

Một nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn này là tiến hành cải cách ruộng đất. Thực hiện chủ tr­ương của huyện Thọ Xuân, Xuân Thịnh tiến hành cải cách ruộng đất vào đợt 2 của huyện, bắt đầu từ tháng 6 năm 1955. Theo chỉ đạo chung, cải cách ruộng đất ở Xuân Thịnh thực hiện theo 4 bước: B­ước một: tuyên truyền chính sách, bắt rễ sâu chuỗi để tìm chỗ dựa (chủ yếu là thành phần bần, cố nông). B­ước hai: phân định thành phần giai cấp, phân rõ gianh giới giữa nông dân và địa chủ, tổ chức đấu tố một số địa chủ c­ường hào, gian ác, đầu sỏ. Bước ba: tịch thu, trư­ng thu, trư­ng mua ruộng đất, tài sản chia cho nông dân. B­ước cuối cùng là tổng kết thắng lợi và chỉnh đốn tổ chức ở xã, thôn.

Về tổ chức, năm 1955, đội cải cách về sắp xếp lại đội ngũ cán bộ trong Chi bộ, chính quyền và đoàn thể. Về tổ chức Đảng, đồng chí Chu Văn Hơn làm Bí thư, về chính quyền, đồng chí Lê Trạc Lạt  làm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã.

Đến năm 1958, công tác sửa sai ở Xuân Thịnh đã hoàn thành. Các gia đình bị quy oan được hạ thành phần. Những hộ bần, cố nông trả lại một phần quả thực nhận trong cải cách ruộng đất cho các gia đình bị quy oan. Những đảng viên bị khai trừ do quy oan được khôi phục Đảng tịch.

 Tháng 8 năm 1958, Chi bộ Xuân Thịnh tổ chức Đại hội, đồng chí Lê Văn Sử được bầu là Bí thư, đồng chí Lê Văn Nhất Chủ tịch UBHC xã làm Phó Bí thư

Công tác sửa sai thắng lợi góp phần quan trọng hàn gắn khối đoàn kết ở địa phương, củng cố và nâng cao uy tín của Đảng, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương phát triển, chuẩn bị điều kiện cho Xuân Thịnh bước vào giai đoạn cách mạng mới, đưa nông dân vào làm ăn tập thể.

Trong  năm 1959, Chi bộ Xuân Thịnh tổ chức Đại hội, đồng chí Lê Văn Sử được bầu là Bí thư, đồng chí Lê Văn Nhất được bầu Chủ tịch UBHC xã làm Phó Bí thư.

Nghị quyết các Đại hội đã tập trung bàn sâu vào công tác xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của chi bộ giai đoạn này là lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới. Sau khi đi học tập mô hình hợp tác xã Thắng Lợi (Xuân Thành, Thọ Xuân), được sự giúp đỡ của cán bộ huyện về chỉ đạo phong trào, Xuân Thịnh tập trung xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp.

Để tiến hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, Chi bộ chỉ đạo chính quyền thực hiện theo 3 nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Đến cuối năm 1960, phong trào 3 ngọn cờ hồng ở Xuân Thịnh đã thu được kết quả bước đầu, ba mô hình hợp tác xã ra đời đã hỗ trợ nhau thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Việc xây dựng thành công 3 ngọn cờ hồng của địa phương là một đóng góp quan trọng trong quá trình cải tạo XHCN ở nông thôn của Đảng ta ở Xuân Thịnh. Đây là bước chuyển quan trọng trong quá trình từ sở hữu cá thể sang sở hữu tập thể để bước tới chế độ sở hữu toàn dân. Chi bộ tiếp tục đề ra phương hướng giai đoạn mới, trong đó tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương.

Có thể nói qua hai lần thực hiện kế hoạch 3 năm của Đảng (1954-1957, 1958-1960), sự nghiệp cách mạng ở Xuân Thịnh có bước tiến mới. Quan hệ sản xuất mới từng bước được hình thành, văn hóa, xã hội khởi sắc, tổ chức Đảng, chính quyền trưởng thành, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phong trào cách mạng ở địa phương. Đó là minh chứng hùng hồn cho tinh thần cách mạng, sáng tạo của cán bộ và nhân dân trong xã. Qua thực tế lãnh đạo cách mạng, tổ chức Đảng ở địa phương từng bước trưởng thành, số lượng đảng viên tăng lên, từng bước tích lũy được nhiều kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong giai đoạn mới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III thành công là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cán bộ và nhân dân Xuân Thịnh. Cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới mà Đại hội đề ra là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Trong đó “tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta”.

Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, Đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đây là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt của cán bộ và nhân dân Xuân Thịnh trong thời kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội.

Huyện ủy Thọ Xuân, ngày 15 - 10 - 1960, Đảng bộ Xuân Thịnh chính thức được thành lập trên cơ sở chi bộ trước đây, tại Đại hội lần thứ nhất, đồng chí Lê Văn Sử (Dụ) được bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Lê Văn Khuyên, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã được bầu làm Phó Bí thư. Đảng bộ có 8 chi bộ cơ cấu theo 8 hợp tác xã nông nghiệp toàn thôn.

Sau Đại hội, Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đẩy mạnh phong trào 3 ngọn cờ hồng, chú trọng vào mục tiêu sản xuất nông nghiệp, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thủy lợi, tăng diện tích gieo trồng, chú trọng khâu chăm bón, đưa hợp tác xã nông nghiệp phát triển lên hợp tác xã nông nghiệp bậc cao…

Ngay từ đầu năm 1961, h­ưởng ứng chiến dịch “ba tốt” do Hội phụ nữ huyện Thọ Xuân phát động, xã viên trong các hợp tác xã đã tích cực thi đua cấy hết diện tích vụ Đông Xuân, kết quả là chỉ trong 15 ngày đầu của phong trào, toàn xã đã cấy đ­ược 70% diện tích gieo cấy. Để thúc đẩy phong trào, các hợp tác xã còn mở hội cấy thi và tổ chức báo công ở địa phư­ơng. Từ trong phong trào đã xuất hiện những kiện t­ướng cấy giỏi, chủ yếu trong lực l­ượng nữ thanh niên. Nhờ đó mà diện tích vụ đông xuân đảm bảo kế hoạch đề ra và làm tiền đề cho việc hoàn thành kế hoạch năm 1961 của địa phương. 

Cùng với phong trào “3 ngọn cờ hồng”, Đoàn thanh niên tích cực thực hiện phong trào “thi đua vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” do Tỉnh đoàn Thanh Hoá phát động. Trên các lĩnh vực như: xây dựng nếp sống mới, làm thủy lợi, chăm sóc múa, màu, thu chiêm làm mùa, làm phân... Trong đó phong trào làm phân bón đ­ược các chi đoàn phát động tạo nên chuyển biến mới, nhất là phong trào làm phân xanh ủ bùn, phân rác, phân đất. Đoàn viên thanh niên không những là ng­ười đi đầu trong phong trào mà còn tích cực hư­ớng dẫn kỹ thuật cho bà con xã viên cùng làm. Đồng ruộng bón phân đầy đủ, t­ưới tiêu đảm bảo nên năng suất lúa ngày một tăng. Bên cạnh cây trồng chính là lúa, nhân dân trong xã đã tích cực trồng cây rau màu trên những đất bãi vừa mới đ­ược khai hoang phục hóa.

Công tác quốc phòng - an ninh có những bước phát triển mới. Toàn xã có 4 trung đội, được biên chế theo 4 hợp tác xã, cả xã hình thành một đại đội. Các trung đội dân quân tự vệ thường xuyên luyện tập, trật tự, an ninh thôn xóm được giữ vững. Đây là giai đoạn không quân Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ nhất. Thực hiện chỉ đạo của huyện, Xuân Thịnh tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, toàn dân sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu khi kẻ thù liều lĩnh đánh phá vào địa phương.

Về công tác xây dựng Đảng, năm 1962, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, đồng chí Lê Văn Sử làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Lê Hữu Đãi  làm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã.

Trong khi cán bộ và nhân dân Xuân Thịnh đang ra sức thi đua góp phần xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, thì ngày 16 tháng 12 năm 1964, Chính phủ có Quyết định số 177/CP về việc thành lập huyện Triệu Sơn trên cơ sở sáp nhập 20 xã phía Bắc của huyện Nông Cống và 13 xã phía Nam của huyện Thọ Xuân. Từ tháng 2 năm 1965, tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền, đoàn thể của huyện Triệu Sơn đi vào hoạt động. Từ đây Xuân Thịnh trực thuộc huyện Triệu Sơn.

Ngay sau khi được thành lập, Huyện ủy Triệu Sơn đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện. Đặc biệt là triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3 năm 1965) về chuyển hướng chiến lược sang điều kiện không quân Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Nhận rõ những thuận lợi và khó khăn của địa phương trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Huyện ủy Triệu Sơn đã lãnh đạo nhân dân chuyển hướng các mặt hoạt động kinh tế, xã hội, quân sự... từ thời bình sang thời chiến. Đảng bộ Xuân Thịnh đã xác định rõ nhiệm vụ của cán bộ và nhân dân trong xã là: sản xuất phải gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tập trung lãnh đạo, cổ vũ, động viên nhân dân quyết tâm phấn đấu thực hiện.

Kính thưa các đồng chí cán bộ đảng viên và nhân dân.

Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài, gian khổ và anh dũng của dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi, giang sơn quy về một mối. Trong sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Thịnh rất đáng tự hào về những công sức đóng góp của mình. Do đạt được nhiều thành tích trong sản xuất và chiến đấu nên Đảng bộ và nhân dân Yên Dưỡng đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân.

 Đảng bộ xã Xuân Thịnh 70 năm phát triển và trưởng thành.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặt một mốc mới trong lịch sử cách mạng nước ta. Dưới ánh sáng Nghị quyết các kỳ đại hội Đảng và các hội nghị Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Xuân Thịnh cùng cả nước bước vào giai đoạn lịch sử mới với quyết tâm tạo sự chuyển biến toàn diện đời sống kinh tế - xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ-công bằng- văn minh”. Chặng đường từ năm 1986 đến 2024 là khoảng thời gian không dài nhưng đối với Xuân thịnh 38 năm ấy đã ghi đậm dấu ấn về sự phát triển.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ đặc biệt là những đóng góp to lớn của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ đã góp phần duy trì và đưa kinh tế của xã phát triển bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư, chế độ chính sách được đảm bảo. Thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới nâng cao, thôn mới kiểu mẫu. Ngay đầu   Đảng bộ đã họp và ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng xây dựng nông thôn mới, rồi Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẩu, được Đảng viên và nhân dân trong xã hưởng ứng ủng hộ đẩy mạnh triển khai đồng bộ, lồng ghép các chương trình dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: các tuyến đường giao thông, cơ sở vật chất trường học, đường hoa, Camera, hệ thống Loa truyền thanh, Bóng điện năng lượng mặt trời dọc hai bên đường, Nhà tưởng niệm các anh hùng Liệt Sỹ, các nhà văn hóa các thôn; công tác đào tạo nghề nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao, thôn mới kiểu mẫu thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra được các cấp các ngành, cán bộ Đảng viên đặc biệt là sự đồng thuận của  nhân dân đồng tình ủng hộ . Đến năm 2020 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2022 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Song song với công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,3% dân số. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất khang trang đẹp đẽ, chất lượng giáo dục đã được nâng lên. Công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được cấp ủy, chính quyền quan tâm chú trọng.

Công tác quân sự quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, TTAT-XH luôn đảm bảo ổn định. Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang xã vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ trong mọi tình huống. Hằng năm đều đạt chỉ tiêu tuyển quân được huyện đánh giá và ghi nhận cao, chỉ đạo xây dựng và lắp đặt hệ thống CAMERA an ninh trên địa bàn xã nhằm duy trì đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Công tác xây dựng Đảng được quan tâm xây dựng cả về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công tác chính trị, tư tưởng có nhiều đổi mới, góp phần tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân không ngừng được đổi mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác. Nổi bật là đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương, thực hiện cải cách hành chính, đổi mới tác phong và lề lối làm việc của cán bộ công chức các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng hoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước chuyển đổi số để nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo sự hài lòng cho người dân.

Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền được nâng lên.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình công tác, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương; các phong trào thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các chương trình hoạt động được triển khai thực hiện có hiệu quả góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.

 

 

                   Kính thưa toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân !

Phát huy truyền thống vẻ vang 70 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ xã Xuân Thịnh sẽ viết tiếp những trang sử mới bằng tinh thần đoàn kết, thống nhất ý chí, nỗ lực phấn đấu không ngừng đổi mới để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.

Để chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập đảng bộ xã Xuân thịnh, và tổng kết chươg trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Ban Chấp hành Đảng bộ đề nghị toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân xã Xuân thịnh tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, đẩy mạnh phong trào thi đua lập nên những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, VH-XH, QP -AN, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, xây dựng quê hương Xuân thịnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ XUÂN THỊNH

 

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Thịnh ( 1954 2024) Tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Đăng lúc: 08/05/2024 00:00:00 (GMT+7)

Chi bộ Đảng xã Xuân Thịnh được thành lập ngày 15/91954, là sự kiện chính trị quan trọng, là dấu mốc mở đầu sự ra đời của Đảng bộ xã, trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và phong trào cách mạng ở địa phương.

 

ĐẢNG BỘ HUYỆN TRIỆU SƠN

ĐẢNG ỦY XÃ XUÂN THỊNH

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

 

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Xuân Thịnh

( 1954 – 2024)

Tổng kết chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

 

        Kính thưa toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân xã Xuân Thịnh.

Chi bộ Đảng xã Xuân Thịnh được thành lập ngày 15/91954, là sự kiện chính trị quan trọng, là dấu mốc mở đầu sự ra đời của Đảng bộ xã, trực tiếp lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và phong trào cách mạng ở địa phương.

Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã là dịp để toàn thể Đảng bộ và Nhân dân cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang trong 70 năm qua; nhằm giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Đảng bộ xã trong cuộc đấu tranh, bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; khẳng định những thành tựu đã đạt được trong 70 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Thịnh. Đồng thời khơi dậy niềm tự hào của cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân về truyền thống lịch sử của đất nước, của quê hương. Từ đó động viên toàn Đảng bộ và Nhân dân xã Xuân Thịnh đoàn kết, đồng thuận, nâng cao ý thức và trách nhiệm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.

1.     Sự ra đời của tổ chức Đảng đầu tiên ở xã Xuân thịnh.  

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đưa nước ta trên trường thế giới lên một vị thế mới. Tuy nhiên, thực dân Pháp rút đi, đế quốc Mỹ lập tức nhảy vào thay thế, với tham vọng ngăn chặn không cho chủ nghĩa xã hội từ miền Bắc Việt Nam lan tràn xuống các nước Đông Nam Á. Chúng nhanh chóng dựng lên chính phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm, tìm cách phá hoại hiệp định Giơnevơ, không để hai miền tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới: miền Bắc quá độ tiến lên XHCN, xây dựng hậu phương vững chắc của cách mạng miền Nam,  miền Nam còn nằm dưới chế độ thống trị của Mỹ, ngụy tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước. Cùng với cả nước, nhân dân Xuân Thịnh bước vào giai đoạn cách mạng mới với bao khó khăn, thách thức.

Cũng như nhiều nơi khác trên địa bàn huyện Thọ Xuân (lúc bấy giờ), tình hình kinh tế, xã hội của Xuân Thịnh gặp muôn vàn khó khăn. Sau khi giành được độc lập, nhân dân chưa có điều kiện ổn định để phát triển sản xuất, thì nước ta lại bước ngay vào cuộc trường kỳ kháng chiến. Trong điều kiện kinh tế thiếu thốn đủ bề chúng ta vẫn phải ưu tiên sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, có thời kỳ hầu như lực lượng lao động khỏe nhất của địa phương đều ra mặt trận, chỉ còn một số ít nam giới khoẻ mạnh ở nhà thì tham gia dân quân, tự vệ. Hòa bình lập lại, nhiều người đi dân công trở về địa phương lại bị ốm đau, nhất là sốt rét. Ruộng đất chủ yếu vẫn còn trong tay nhà giàu, đời sống nhân dân còn muôn vàn khó khăn. Đứng trước tình hình đó, Chi bộ, chính quyền đã tập trung lãnh đạo nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống.

Xuân Thịnh bước vào giai đoạn cách mạng mới bằng một sự kiện quan trọng, tháng 8 năm 1954, huyện Thọ Xuân có sự thay đổi về cơ cấu đơn vị xã, chia 22 xã thành 54 xã. Xã Thọ Lộc (cũ) được chia thành ba xã: Xuân Thịnh, Xuân Lộc và xã Thọ Lộc (nay thuộc huyện Thọ Xuân). Xã Xuân Thịnh có 8 làng gồm: Cốc Thượng, Cốc Tự, Oanh Cốc, Phú Thượng, Phú Trung, Phú Thịnh, Thái Khang, do  đồng chí Lê Thị Tứ  làm làm Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chính xã. Từ đây tên xã Xuân Thịnh chính thức ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy Thọ Xuân, ngày 15 tháng 9 năm 1954, Chi bộ Xuân Thịnh chính thức được thành lập, đồng chí Lê Sỹ Sức làm Bí thư, đồng chí Lê Thị Tứ làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính xã. Chi bộ nhanh chóng bắt tay vào lãnh đạo nhân dân tiếp tục thực hiện công cuộc kháng chiến kiến quốc ở địa phương. Nhờ có sự chỉ đạo của Chi bộ, nhân dân Xuân Thịnh đã vượt qua nạn đói, cả xã không có ai bị chết đói. Tuy nhiên, lúc này trong các làng nạn dịch nảy sinh từ trận lụt vẫn chưa chấm dứt. Chi bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã tập trung làm tốt công tác vệ sinh môi trường và ngăn chặn nạn dịch. Vệ sinh viên các làng đến từng nhà hướng dẫn cho các gia đình cách giữ gìn vệ sinh, làm nhà vệ sinh để không để dịch bệnh lây lan. Sau một thời gian nạn dịch được dập tắt, nhân dân yên tâm sản xuất.

Một nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn này là tiến hành cải cách ruộng đất. Thực hiện chủ tr­ương của huyện Thọ Xuân, Xuân Thịnh tiến hành cải cách ruộng đất vào đợt 2 của huyện, bắt đầu từ tháng 6 năm 1955. Theo chỉ đạo chung, cải cách ruộng đất ở Xuân Thịnh thực hiện theo 4 bước: B­ước một: tuyên truyền chính sách, bắt rễ sâu chuỗi để tìm chỗ dựa (chủ yếu là thành phần bần, cố nông). B­ước hai: phân định thành phần giai cấp, phân rõ gianh giới giữa nông dân và địa chủ, tổ chức đấu tố một số địa chủ c­ường hào, gian ác, đầu sỏ. Bước ba: tịch thu, trư­ng thu, trư­ng mua ruộng đất, tài sản chia cho nông dân. B­ước cuối cùng là tổng kết thắng lợi và chỉnh đốn tổ chức ở xã, thôn.

Về tổ chức, năm 1955, đội cải cách về sắp xếp lại đội ngũ cán bộ trong Chi bộ, chính quyền và đoàn thể. Về tổ chức Đảng, đồng chí Chu Văn Hơn làm Bí thư, về chính quyền, đồng chí Lê Trạc Lạt  làm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã.

Đến năm 1958, công tác sửa sai ở Xuân Thịnh đã hoàn thành. Các gia đình bị quy oan được hạ thành phần. Những hộ bần, cố nông trả lại một phần quả thực nhận trong cải cách ruộng đất cho các gia đình bị quy oan. Những đảng viên bị khai trừ do quy oan được khôi phục Đảng tịch.

 Tháng 8 năm 1958, Chi bộ Xuân Thịnh tổ chức Đại hội, đồng chí Lê Văn Sử được bầu là Bí thư, đồng chí Lê Văn Nhất Chủ tịch UBHC xã làm Phó Bí thư

Công tác sửa sai thắng lợi góp phần quan trọng hàn gắn khối đoàn kết ở địa phương, củng cố và nâng cao uy tín của Đảng, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương phát triển, chuẩn bị điều kiện cho Xuân Thịnh bước vào giai đoạn cách mạng mới, đưa nông dân vào làm ăn tập thể.

Trong  năm 1959, Chi bộ Xuân Thịnh tổ chức Đại hội, đồng chí Lê Văn Sử được bầu là Bí thư, đồng chí Lê Văn Nhất được bầu Chủ tịch UBHC xã làm Phó Bí thư.

Nghị quyết các Đại hội đã tập trung bàn sâu vào công tác xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của chi bộ giai đoạn này là lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới. Sau khi đi học tập mô hình hợp tác xã Thắng Lợi (Xuân Thành, Thọ Xuân), được sự giúp đỡ của cán bộ huyện về chỉ đạo phong trào, Xuân Thịnh tập trung xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp.

Để tiến hành xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, Chi bộ chỉ đạo chính quyền thực hiện theo 3 nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Đến cuối năm 1960, phong trào 3 ngọn cờ hồng ở Xuân Thịnh đã thu được kết quả bước đầu, ba mô hình hợp tác xã ra đời đã hỗ trợ nhau thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Việc xây dựng thành công 3 ngọn cờ hồng của địa phương là một đóng góp quan trọng trong quá trình cải tạo XHCN ở nông thôn của Đảng ta ở Xuân Thịnh. Đây là bước chuyển quan trọng trong quá trình từ sở hữu cá thể sang sở hữu tập thể để bước tới chế độ sở hữu toàn dân. Chi bộ tiếp tục đề ra phương hướng giai đoạn mới, trong đó tập trung đẩy mạnh việc hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội ở địa phương.

Có thể nói qua hai lần thực hiện kế hoạch 3 năm của Đảng (1954-1957, 1958-1960), sự nghiệp cách mạng ở Xuân Thịnh có bước tiến mới. Quan hệ sản xuất mới từng bước được hình thành, văn hóa, xã hội khởi sắc, tổ chức Đảng, chính quyền trưởng thành, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phong trào cách mạng ở địa phương. Đó là minh chứng hùng hồn cho tinh thần cách mạng, sáng tạo của cán bộ và nhân dân trong xã. Qua thực tế lãnh đạo cách mạng, tổ chức Đảng ở địa phương từng bước trưởng thành, số lượng đảng viên tăng lên, từng bước tích lũy được nhiều kinh nghiệm để tiếp tục lãnh đạo nhân dân trong giai đoạn mới.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III thành công là nguồn cổ vũ lớn lao đối với cán bộ và nhân dân Xuân Thịnh. Cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới mà Đại hội đề ra là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Trong đó “tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân ta”.

Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược đó, Đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Đây là nhiệm vụ chính trị xuyên suốt của cán bộ và nhân dân Xuân Thịnh trong thời kỳ đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội.

Huyện ủy Thọ Xuân, ngày 15 - 10 - 1960, Đảng bộ Xuân Thịnh chính thức được thành lập trên cơ sở chi bộ trước đây, tại Đại hội lần thứ nhất, đồng chí Lê Văn Sử (Dụ) được bầu làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Lê Văn Khuyên, Chủ tịch Ủy ban hành chính xã được bầu làm Phó Bí thư. Đảng bộ có 8 chi bộ cơ cấu theo 8 hợp tác xã nông nghiệp toàn thôn.

Sau Đại hội, Đảng bộ tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, đẩy mạnh phong trào 3 ngọn cờ hồng, chú trọng vào mục tiêu sản xuất nông nghiệp, trong đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thủy lợi, tăng diện tích gieo trồng, chú trọng khâu chăm bón, đưa hợp tác xã nông nghiệp phát triển lên hợp tác xã nông nghiệp bậc cao…

Ngay từ đầu năm 1961, h­ưởng ứng chiến dịch “ba tốt” do Hội phụ nữ huyện Thọ Xuân phát động, xã viên trong các hợp tác xã đã tích cực thi đua cấy hết diện tích vụ Đông Xuân, kết quả là chỉ trong 15 ngày đầu của phong trào, toàn xã đã cấy đ­ược 70% diện tích gieo cấy. Để thúc đẩy phong trào, các hợp tác xã còn mở hội cấy thi và tổ chức báo công ở địa phư­ơng. Từ trong phong trào đã xuất hiện những kiện t­ướng cấy giỏi, chủ yếu trong lực l­ượng nữ thanh niên. Nhờ đó mà diện tích vụ đông xuân đảm bảo kế hoạch đề ra và làm tiền đề cho việc hoàn thành kế hoạch năm 1961 của địa phương. 

Cùng với phong trào “3 ngọn cờ hồng”, Đoàn thanh niên tích cực thực hiện phong trào “thi đua vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất” do Tỉnh đoàn Thanh Hoá phát động. Trên các lĩnh vực như: xây dựng nếp sống mới, làm thủy lợi, chăm sóc múa, màu, thu chiêm làm mùa, làm phân... Trong đó phong trào làm phân bón đ­ược các chi đoàn phát động tạo nên chuyển biến mới, nhất là phong trào làm phân xanh ủ bùn, phân rác, phân đất. Đoàn viên thanh niên không những là ng­ười đi đầu trong phong trào mà còn tích cực hư­ớng dẫn kỹ thuật cho bà con xã viên cùng làm. Đồng ruộng bón phân đầy đủ, t­ưới tiêu đảm bảo nên năng suất lúa ngày một tăng. Bên cạnh cây trồng chính là lúa, nhân dân trong xã đã tích cực trồng cây rau màu trên những đất bãi vừa mới đ­ược khai hoang phục hóa.

Công tác quốc phòng - an ninh có những bước phát triển mới. Toàn xã có 4 trung đội, được biên chế theo 4 hợp tác xã, cả xã hình thành một đại đội. Các trung đội dân quân tự vệ thường xuyên luyện tập, trật tự, an ninh thôn xóm được giữ vững. Đây là giai đoạn không quân Mỹ bắt đầu leo thang đánh phá miền Bắc lần thứ nhất. Thực hiện chỉ đạo của huyện, Xuân Thịnh tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, toàn dân sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu khi kẻ thù liều lĩnh đánh phá vào địa phương.

Về công tác xây dựng Đảng, năm 1962, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ II, đồng chí Lê Văn Sử làm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Lê Hữu Đãi  làm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã.

Trong khi cán bộ và nhân dân Xuân Thịnh đang ra sức thi đua góp phần xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn của chiến trường miền Nam, thì ngày 16 tháng 12 năm 1964, Chính phủ có Quyết định số 177/CP về việc thành lập huyện Triệu Sơn trên cơ sở sáp nhập 20 xã phía Bắc của huyện Nông Cống và 13 xã phía Nam của huyện Thọ Xuân. Từ tháng 2 năm 1965, tổ chức Đảng, bộ máy chính quyền, đoàn thể của huyện Triệu Sơn đi vào hoạt động. Từ đây Xuân Thịnh trực thuộc huyện Triệu Sơn.

Ngay sau khi được thành lập, Huyện ủy Triệu Sơn đã nhanh chóng lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn huyện. Đặc biệt là triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3 năm 1965) về chuyển hướng chiến lược sang điều kiện không quân Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Nhận rõ những thuận lợi và khó khăn của địa phương trước yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Huyện ủy Triệu Sơn đã lãnh đạo nhân dân chuyển hướng các mặt hoạt động kinh tế, xã hội, quân sự... từ thời bình sang thời chiến. Đảng bộ Xuân Thịnh đã xác định rõ nhiệm vụ của cán bộ và nhân dân trong xã là: sản xuất phải gắn chặt với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và tập trung lãnh đạo, cổ vũ, động viên nhân dân quyết tâm phấn đấu thực hiện.

Kính thưa các đồng chí cán bộ đảng viên và nhân dân.

Ngày 30/4/1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mỹ lâu dài, gian khổ và anh dũng của dân tộc ta đã kết thúc thắng lợi, giang sơn quy về một mối. Trong sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Thịnh rất đáng tự hào về những công sức đóng góp của mình. Do đạt được nhiều thành tích trong sản xuất và chiến đấu nên Đảng bộ và nhân dân Yên Dưỡng đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân.

 Đảng bộ xã Xuân Thịnh 70 năm phát triển và trưởng thành.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đặt một mốc mới trong lịch sử cách mạng nước ta. Dưới ánh sáng Nghị quyết các kỳ đại hội Đảng và các hội nghị Trung ương, Đảng bộ và nhân dân Xuân Thịnh cùng cả nước bước vào giai đoạn lịch sử mới với quyết tâm tạo sự chuyển biến toàn diện đời sống kinh tế - xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ-công bằng- văn minh”. Chặng đường từ năm 1986 đến 2024 là khoảng thời gian không dài nhưng đối với Xuân thịnh 38 năm ấy đã ghi đậm dấu ấn về sự phát triển.

Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ đặc biệt là những đóng góp to lớn của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt qua các thời kỳ đã góp phần duy trì và đưa kinh tế của xã phát triển bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư, chế độ chính sách được đảm bảo. Thực hiện chương trình Quốc gia xây dựng Nông thôn mới nâng cao, thôn mới kiểu mẫu. Ngay đầu   Đảng bộ đã họp và ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng xây dựng nông thôn mới, rồi Nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẩu, được Đảng viên và nhân dân trong xã hưởng ứng ủng hộ đẩy mạnh triển khai đồng bộ, lồng ghép các chương trình dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: các tuyến đường giao thông, cơ sở vật chất trường học, đường hoa, Camera, hệ thống Loa truyền thanh, Bóng điện năng lượng mặt trời dọc hai bên đường, Nhà tưởng niệm các anh hùng Liệt Sỹ, các nhà văn hóa các thôn; công tác đào tạo nghề nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường gắn với xây dựng Nông thôn mới nâng cao, thôn mới kiểu mẫu thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra được các cấp các ngành, cán bộ Đảng viên đặc biệt là sự đồng thuận của  nhân dân đồng tình ủng hộ . Đến năm 2020 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, năm 2022 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Song song với công tác xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, công tác y tế và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn đặc biệt là công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 97,3% dân số. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất khang trang đẹp đẽ, chất lượng giáo dục đã được nâng lên. Công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được cấp ủy, chính quyền quan tâm chú trọng.

Công tác quân sự quốc phòng địa phương được tăng cường, an ninh chính trị, TTAT-XH luôn đảm bảo ổn định. Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang xã vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ trong mọi tình huống. Hằng năm đều đạt chỉ tiêu tuyển quân được huyện đánh giá và ghi nhận cao, chỉ đạo xây dựng và lắp đặt hệ thống CAMERA an ninh trên địa bàn xã nhằm duy trì đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã.

Công tác xây dựng Đảng được quan tâm xây dựng cả về mặt chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, đảm bảo sự đoàn kết, thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Công tác chính trị, tư tưởng có nhiều đổi mới, góp phần tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân không ngừng được đổi mới, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác. Nổi bật là đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành, cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương, thực hiện cải cách hành chính, đổi mới tác phong và lề lối làm việc của cán bộ công chức các cấp. Đẩy mạnh ứng dụng hoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin và từng bước chuyển đổi số để nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo sự hài lòng cho người dân.

Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền được nâng lên.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình công tác, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương; các phong trào thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, các chương trình hoạt động được triển khai thực hiện có hiệu quả góp phần xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh.

 

 

                   Kính thưa toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân !

Phát huy truyền thống vẻ vang 70 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ xã Xuân Thịnh sẽ viết tiếp những trang sử mới bằng tinh thần đoàn kết, thống nhất ý chí, nỗ lực phấn đấu không ngừng đổi mới để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.

Để chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập đảng bộ xã Xuân thịnh, và tổng kết chươg trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Ban Chấp hành Đảng bộ đề nghị toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân xã Xuân thịnh tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, đẩy mạnh phong trào thi đua lập nên những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế, VH-XH, QP -AN, thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, xây dựng quê hương Xuân thịnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.

BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ XÃ XUÂN THỊNH