Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
123728

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TÂM THẦN

Ngày 03/07/2024 00:00:00

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TÂM THẦN

Trạm Y tế xã: Xuân Thịnh

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TÂM THẦN

 

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

  Cũng như các bệnh khác, việc phát hiện và phòng ngừa bệnh tâm thần và rối nhiễu tâm trí đóng vai trò quyết định trong kết quả điều trị bệnh. Phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm là biện pháp quan trọng nhằm làm giảm sự gia tăng bệnh tâm thần hiện nay.

  Phát hiện sớm bệnh nhân tâm thần còn có ý nghĩa về mặt kinh tế: Làm giảm ngày điều trị, sớm trả họ về với cộng đồng, xã hội, giảm chi phí trong quá trình điều trị bao gồm cả chi phí của cá nhân và gia đình người bệnh, chi phí của xã hội cho y tế nói chung, góp phần rất lớn làm giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình và xã hội.

* Các biểu hiện sớm của bệnh tâm thần:
1. Bệnh tâm thần phân liệt:
+ Dấu hiếu sớm:
  Người bệnh đang học tập, lao động hay công tác bình thường tự nhiên cảm thấy như đuối sức trước cuộc sống. Khả năng học tập và công tác dần dần giảm sút, đầu óc mù mờ khó suy nghĩ. Cảm xúc lạnh nhạt dần, khó thích ứng với ngoại cảnh xung quanh. Giảm dần những thích thú trước đây mà người bệnh thường quan tâm. Một số bệnh nhân biểu hiện trạng thái giống suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, chóng mệt mỏi, khó tiếp thu cái mới, bồn chồn lo lắng dễ nổi nóng, dễ bùng nổ. Tiếp theo nữa là cảm giác bị động tăng dần. Một số người bệnh cảm thấy có những biến đổi kỳ lạ trong người như thay đổi nét mặt, màu da. Có bệnh nhân trở nên say sưa đọc các loại sách triết học, lý luận viễn vông không phù hợp với thực tế. Tình cảm trở nên lạnh nhạt và thiếu quan tâm với người thân trong gia đình, một số bệnh nhân ngại tiếp xúc chỗ đông người, không muốn giao tiếp với bạn bè và người xung quanh, giảm các hoạt động thông thường trong ngày.
+ Các dấu hiệu tái phát:
- Thấy căng thẳng ngày một tăng.
- Thấy lo lắng viễn vông không thể kiềm chế và thư giãn.
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ…)
- Mệt mỏi.
- Dễ kích thích cáu bẳn.
- Hoảng sợ không lý do.
- Thu mình, từ chối giao tiếp, ăn uống.
- Thờ ơ với mọi người và với bản thân, không tự chăm sóc.
2. Bệnh trầm cảm:
  Người bệnh trầm cảm nếu do căn nguyên tâm lý, gặp những sang chấn tâm lý (stress) mạnh thì có thể biểu hiện trầm cảm rất nhanh, không có giai đoạn nào báo trước. Nếu do những sang chấn tâm lý nhẹ thường diễn hoặc căn nguyên do thực tổn, nội sinh… thì bệnh có thể tiến triển từ từ. Các dấu hiệu biểu hiện sớm có thể gặp đó là:
- Người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an vô cớ.
- Ăn uống cảm giác nhạt nhẽo không ngon miệng.
- Giấc ngủ không sâu hay mơ mộng, độ dài của giấc ngủ giảm dần.
- Người bệnh cảm giác đuối sức trong cuộc sống, do dự và giảm tự 
tin vào làm việc. 
- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, giảm dần sự tập trung chú ý vào công việc dẫn tới hiệu suất học tập, công tác, lao động cũng giảm dần. 
- Ngại tiếp xúc chỗ đông, sợ tiếng ồn, không muốn tiếp xúc với người lạ, các hoạt động thường ngày cũng giảm dần. Nét mặt thay đổi, ít quan tâm đến người thân.
3. Động kinh:
  Các dấu hiệu sơm của Động kinh thường là không có hoặc rất nghèo nàn và không đặc hiệu với biểu hiện lâm sàng của động kinh.
  Một số dấu hiệu rất thô sơ và không đặc hiệu thường gặp như:
- Đau đầu.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Mệt mỏi.
- Dễ cáu bẳn.
- Tính tình không ổn định.

* Cách phòng bệnh tâm thần:

- Phòng chống các bệnh nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt các bệnh viêm não, màng não.

- Các bệnh nhiễm độc thần kinh như nhiễm độc rượu, ma túy, nhiễm độc nghề nghiệp.

- Bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông đề phòng chấn thương sọ não.

- Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý, tạo môi trường trong sạch.

- Trong gia đình cần tránh những mâu thuẫn, những xung đột giữa cha mẹ hoặc anh chị em, giáo dục con đúng phương pháp, không quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng.

- Trong cơ quan, đơn vị tập thể cần tránh những mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, luôn xây dựng tình đoàn kết giúp đỡ nhau.

- Đối với những người bị thất vọng, bị đau khổ nặng nề cần có thái độ quan tâm, an ủi, đối xử đúng mức giúp tìm cho họ lối thoát.

- Can thiệp về tâm lý, bao gồm các biện pháp nhằm giúp cho gia đình, hàng xóm của người bệnh cũng như cộng đồng hiểu, chấp nhận, cảm thông và quan tâm đến họ. Đồng thời giúp họ hoà nhập cộng đồng tốt hơn.

   Phát lúc 5h30 ngày 07/12/2023

                                                                              Ngày 06 tháng 04 năm 2024

   Duyệt UBND xã                                                                  Người viết bài

 

 

 

 

                                                                                                  Lê Thị Ngọc

       

 

 

                                                                                              

 

 


 

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TÂM THẦN

Đăng lúc: 03/07/2024 00:00:00 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TÂM THẦN

Trạm Y tế xã: Xuân Thịnh

BÀI TUYÊN TRUYỀN BỆNH TÂM THẦN

 

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

  Cũng như các bệnh khác, việc phát hiện và phòng ngừa bệnh tâm thần và rối nhiễu tâm trí đóng vai trò quyết định trong kết quả điều trị bệnh. Phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm là biện pháp quan trọng nhằm làm giảm sự gia tăng bệnh tâm thần hiện nay.

  Phát hiện sớm bệnh nhân tâm thần còn có ý nghĩa về mặt kinh tế: Làm giảm ngày điều trị, sớm trả họ về với cộng đồng, xã hội, giảm chi phí trong quá trình điều trị bao gồm cả chi phí của cá nhân và gia đình người bệnh, chi phí của xã hội cho y tế nói chung, góp phần rất lớn làm giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình và xã hội.

* Các biểu hiện sớm của bệnh tâm thần:
1. Bệnh tâm thần phân liệt:
+ Dấu hiếu sớm:
  Người bệnh đang học tập, lao động hay công tác bình thường tự nhiên cảm thấy như đuối sức trước cuộc sống. Khả năng học tập và công tác dần dần giảm sút, đầu óc mù mờ khó suy nghĩ. Cảm xúc lạnh nhạt dần, khó thích ứng với ngoại cảnh xung quanh. Giảm dần những thích thú trước đây mà người bệnh thường quan tâm. Một số bệnh nhân biểu hiện trạng thái giống suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ, chóng mệt mỏi, khó tiếp thu cái mới, bồn chồn lo lắng dễ nổi nóng, dễ bùng nổ. Tiếp theo nữa là cảm giác bị động tăng dần. Một số người bệnh cảm thấy có những biến đổi kỳ lạ trong người như thay đổi nét mặt, màu da. Có bệnh nhân trở nên say sưa đọc các loại sách triết học, lý luận viễn vông không phù hợp với thực tế. Tình cảm trở nên lạnh nhạt và thiếu quan tâm với người thân trong gia đình, một số bệnh nhân ngại tiếp xúc chỗ đông người, không muốn giao tiếp với bạn bè và người xung quanh, giảm các hoạt động thông thường trong ngày.
+ Các dấu hiệu tái phát:
- Thấy căng thẳng ngày một tăng.
- Thấy lo lắng viễn vông không thể kiềm chế và thư giãn.
- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ…)
- Mệt mỏi.
- Dễ kích thích cáu bẳn.
- Hoảng sợ không lý do.
- Thu mình, từ chối giao tiếp, ăn uống.
- Thờ ơ với mọi người và với bản thân, không tự chăm sóc.
2. Bệnh trầm cảm:
  Người bệnh trầm cảm nếu do căn nguyên tâm lý, gặp những sang chấn tâm lý (stress) mạnh thì có thể biểu hiện trầm cảm rất nhanh, không có giai đoạn nào báo trước. Nếu do những sang chấn tâm lý nhẹ thường diễn hoặc căn nguyên do thực tổn, nội sinh… thì bệnh có thể tiến triển từ từ. Các dấu hiệu biểu hiện sớm có thể gặp đó là:
- Người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an vô cớ.
- Ăn uống cảm giác nhạt nhẽo không ngon miệng.
- Giấc ngủ không sâu hay mơ mộng, độ dài của giấc ngủ giảm dần.
- Người bệnh cảm giác đuối sức trong cuộc sống, do dự và giảm tự 
tin vào làm việc. 
- Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, giảm dần sự tập trung chú ý vào công việc dẫn tới hiệu suất học tập, công tác, lao động cũng giảm dần. 
- Ngại tiếp xúc chỗ đông, sợ tiếng ồn, không muốn tiếp xúc với người lạ, các hoạt động thường ngày cũng giảm dần. Nét mặt thay đổi, ít quan tâm đến người thân.
3. Động kinh:
  Các dấu hiệu sơm của Động kinh thường là không có hoặc rất nghèo nàn và không đặc hiệu với biểu hiện lâm sàng của động kinh.
  Một số dấu hiệu rất thô sơ và không đặc hiệu thường gặp như:
- Đau đầu.
- Rối loạn giấc ngủ.
- Mệt mỏi.
- Dễ cáu bẳn.
- Tính tình không ổn định.

* Cách phòng bệnh tâm thần:

- Phòng chống các bệnh nhiễm trùng thần kinh, đặc biệt các bệnh viêm não, màng não.

- Các bệnh nhiễm độc thần kinh như nhiễm độc rượu, ma túy, nhiễm độc nghề nghiệp.

- Bảo đảm an toàn lao động, an toàn giao thông đề phòng chấn thương sọ não.

- Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm lý, tạo môi trường trong sạch.

- Trong gia đình cần tránh những mâu thuẫn, những xung đột giữa cha mẹ hoặc anh chị em, giáo dục con đúng phương pháp, không quá nghiêm khắc hoặc quá chiều chuộng.

- Trong cơ quan, đơn vị tập thể cần tránh những mâu thuẫn căng thẳng kéo dài, luôn xây dựng tình đoàn kết giúp đỡ nhau.

- Đối với những người bị thất vọng, bị đau khổ nặng nề cần có thái độ quan tâm, an ủi, đối xử đúng mức giúp tìm cho họ lối thoát.

- Can thiệp về tâm lý, bao gồm các biện pháp nhằm giúp cho gia đình, hàng xóm của người bệnh cũng như cộng đồng hiểu, chấp nhận, cảm thông và quan tâm đến họ. Đồng thời giúp họ hoà nhập cộng đồng tốt hơn.

   Phát lúc 5h30 ngày 07/12/2023

                                                                              Ngày 06 tháng 04 năm 2024

   Duyệt UBND xã                                                                  Người viết bài

 

 

 

 

                                                                                                  Lê Thị Ngọc

       

 

 

                                                                                              

 

 


 
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)